DÙNG ỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO KHÔNG BỊ RÒ RỈ
1. CHỌN LOẠI ỐNG NƯỚC VÀ NƠI NÀO DÙNG LOẠI GÌ?
Trong nhà chúng ta thường thấy các vị trí mà dùng ống nước có 3 loại như sau: Ống thoát, ống cấp nước lạnh, ống cấp nước nóng.
- Ống thoát nước PVC: Nếu chủ nhà bình thường cũng có thể đọc được bản vẽ cấp thoát nước đơn giản hoặc suy nghĩ thần chú như sau: thoát ra Lớn, Cấp ra nhỏ. Loại thường dùng tốt hiện nay cho nhà dân dụng thường là ống nước Bình Minh: D200 thoát chính ra cống, D168 nối vào hố ga, D114 thoát bồn cầu, D90 thoát nước mưa phễu thu nước sàn w.c, ban công, ngoài ra có một số thoát vị trí dùng D60 liên quan đến vấn đề kĩ thuật xuyên dầm. Vậy từ trên mái mà thoát xuông dưới thì hệ thống phải lớn dần..(tham khảo bản vẽ cấp thoát nước)
- Ống cấp nước lạnh và nước nóng PPR: Ngày xưa thường những công trình cũ hay sử dụng ống cấp PVC để cấp nước từ ống từ: D27 -> D21 rất dễ bị bung keo vì keo dán ống PVC thời gian lâu cộng với áp suất nước máy bơm hoặc bồn áp chảy xuống bì rò rỉ, độ bền không cao. Nên hiện nay chúng ta nên dùng toàn bộ ống PPR (gọi là ống hàn nhiệt), tại sao ống hàn nhiệt lại chiệu được áp lực cao: Vì bản thân nhà sản xuất làm ra ống hàn nhiệt PPR là để dùng cho ống nước nóng chịu được áp lực cao, các co nối hàn với nhau bằng nhiệt, nên việc liên kết ống và co được nóng chạy kết dính với nhau.
- Phân biệt ống PVC và ống PPR hàn nhiệt:
Ống PVC thường màu xám, dùng cho các chi tiết ống kích thước lớn hơn PPR. Và độ dày của ống PVC cũng mỏng hơn ống hàn nhiệt. PPR thường có màu trắng, xanh, đỏ ống nhỏ hơn và dày hơn. (xem hình)
Ống PVC: dùng cho ống thoát nước
Ống hàn nhiệt PPR: dùng cho ống cấp và nước nóng
2. CÁCH KIỂM TRA KĨ THUẬT THI CÔNG:
Đối chủ nhà việc kiểm tra cơ bản trong công tác đi ống nước không gì khó và ngại cả, chỉ cần chúng ta để ý và hiểu rõ về nó thì cũng có thể tự giám sát trong lúc thi công và yêu cầu bộ phận thi công Nước làm cho tốt và chất lượng. Sau đây là những nguyên tắc kiểm tra:
- Kiểm tra tiết diện ống PVC từng vị trí các nơi thoát chính, trong bản vẽ đều có kí hiệu, nhưng nếu không biết đọc thì cứ làm theo chuẩn nhà dân: Ống thoát từ hố ga nhà ra cống: D200, từ các đường nước khác ra hố ga D168, từ bồn cầu xuống hầm phân D114, các vị trí gắn phễu thoát nước sàn D90, các vị trí thoát bồn hoa D60
- Bát treo ống thoát: Lượng nước thường thoát nhanh và độ dốc nên nước trong ống có trọng lượng và rung, nên Bát treo ống( hoặc gọi Ti Cùm ống) rất quan trọng, tuỳ theo khoảng cách ống co và lơi chuyển nên treo ống thất chắc vào sàn betong, làm ống cố định, ngay ngắn với co không bị hở keo dán ống, ( tuyệt đối không được dùng kẽm buộc tạm thời), sẽ đứt và lắc ống làm lệch ống và hở keo dán tại co.
- Cách Khoan Sàn Đặt Ống Nước:
Một số vị trí bị thay đổi hoặc chưa đặt ống trong sàn betong thì một giải pháp tốt đó là khoan rút lõi betong chuyên dùng cho khoan đặt ống nước. Khoan cũng phải chống thấm kĩ, sau khi khoan thì ống nước vừa khít lỗ khoan và bơm sika gound chống thấm chèn kín vào lỗ khoan và ống đặt vào sẽ khít không bị rò rỉ. Tránh trường hợp đục bằng tay, nhét giấy tạm bệ, sau đó đóng trần quên kiểm tra dễ bị thấm. Đặc biệt các ống Thoát Cầu luôn có con thỏ thông dự phòng trường hợp bị nghẹt cầu. (xem hình khoan đặt ống và ống sau khi hoàn thành chống thấm)