Cách bố trí gác lửng hợp phong thủy

Không chỉ là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà nhỏ hẹp, gác lửng còn tạo nên các góc nhìn đẹp, giúp không gian được chuyển tiếp, đồng thời, tăng lưu lượng chuyển khí cho nội thất.

Tầng lửng là giải pháp hữu ích để tăng thêm không gian sống. Tuy nhiên, nếu gác lửng nhỏ và hẹp sẽ rất bức bí, không thoải mái. Ngược lại, nếu gác lửng quá rộng và dài sẽ tạo thành một tầng với chiều cao thấp, tù túng. Vì thế, chủ nhà nên tính toán cẩn thận khi thiết kế.

Về mặt phong thủy, khoảng trống thông tầng từ gác lửng tạo nên những vùng cao - thấp và giúp không gian giao hòa tốt hơn.

thiết kế gác lửng

Khi thiết kế gác lửng, nên đảm bảo yếu tố thông thoáng cho không gian

Từ dưới nhìn lên, chủ nhà sẽ thấy độ trang trọng và phong phú của không gian, thay vì chỉ gò bó một mặt sàn với 2 bức tường 2 bên.

Khi thiết kế gác lửng, chủ nhà nên đảm bảo sự thông thoáng cho không gian này để tránh nội khí bị tù hãm. Cách thiết kế kiểu lệch tầng sẽ giúp gác lửng cao hơn, đồng thời không khiến khoảng trống phía trước (thông tầng) bị dư thừa. Đây cũng là giải pháp tạo thế “nở hậu theo chiều cao” để nhà có hướng đi lên, thoáng đãng và bề thế hơn.

cách bố trí gác lửng

Gác lửng kề cận giếng trời sẽ tạo sự hài hòa trường khí

Gác lửng gần giếng trời sẽ giúp trường khí hài hòa vì gác lửng vốn "tĩnh" nên gặp giếng trời và phòng khách "động" thì sẽ tốt hơn. Việc thiết kế gác lửng gần giếng trời vừa tạo không gian thư giãn hợp phong thủy vừa có góc nhìn đẹp.

Theo phong thủy, nếu gác lửng được thiết kế theo kiểu áp mái thì theo ngũ hành, nó thuộc Hỏa nên cần chú ý yếu tố thông mát. Gác lửng thuộc Kim và Thổ, nên sẽ phù hợp để bố trí phòng làm việc và không gian tiếp khách hơn là phòng ngủ.

(Theo Báo Xây dựng Online) 
Chia sẻ bài viết này:

Viết Bình luận