Giải pháp thiết kế cho phòng bếp nhỏ hóa rộng thênh thang
Giảm chiều sâu tủ bếp
Chiều sâu tiêu chuẩn của tủ bếp dưới là 61cm. Tuy nhiên, bạn không nên khăng khăng thiết kế theo thông số này nếu bếp nhà quá nhỏ. Chỉ cần chọn mẫu tủ bếp có chiều sâu từ 30-40cm là ổn.
Tủ bếp không tay nắm
Những tủ bếp không tay nắm hiệu quả trong việc đánh lừa thị giác hơn so với tủ bếp tay nắm. Đó là lí do mà các chuyên gia khuyến khích bạn sử dụng kiểu tủ bếp này.
Sử dụng chậu rửa đơn
Khá khó khăn nếu bạn nằng nặc dùng chậu rửa đôi cho phòng bếp nhỏ. Hãy tỉnh táo suy xét tình hình. Diện tích phòng bếp nhỏ sẽ rất chật vật để nhồi nhét chậu rửa 2 hố. Vì vậy, bạn nên sử dụng chậu rửa đơn thôi nhé.
Máy rửa bát nên là loại nhỏ gọn
Để giải quyết mớ chén bát ngồn ngộn sau mỗi bữa ăn nhiều gia đình nhờ cậy đến máy rửa bát. Tuy nhiên, ngoài kích thước chiều rộng khoảng 61cm thì bạn còn nhiều lựa chọn cho máy rửa bát kích thước nhỏ. Như kích thước chỉ 46cm. Tiết kiệm đến đến 15cm cho phần diện tích tủ bếp đỡ phải chật chội.
Ốp gương cho phần backsplash
Backsplash – khái niệm dùng để chỉ phần bề mặt sau bồn rửa. Nơi này có tác dụng bảo vệ mảng tường góc nấu ăn. Việc ốp gương cho phần này sẽ tạo cảm nhận về không gian bếp rộng rãi hơn so với diện tích thực tế.
Sử dụng cánh tủ kính
Giải pháp thiết kế cho phòng bếp nhỏ còn đề cập đến việc sử dụng cánh tủ kính. Thông thường, các gia đình ưa chọn tủ bếp cánh gỗ hay inox. Thế nhưng, tủ cánh gỗ hay inox đều không ích lợi trong việc giúp làm nới rộng không gian bếp nhỏ. Mà các cánh tủ kính sẽ giúp làm điều này hoàn hảo hơn. Bởi kính là chất liệu phản chiếu ánh sáng tốt. Nhờ đó cho cảm giác về sự rộng rãi, sáng sủa.
Lắp đặt hệ thống đèn tủ bếp
Đối với các không gian phòng bếp nhỏ, yếu tố ánh sáng là cực kỳ quan trọng. Không chỉ giúp cho phòng bếp nhỏ thêm thoáng rộng mà ánh sáng còn giúp việc thao tác, chế biến dễ dàng thuận tiện hơn. Ngoài đèn áp tường và đèn trần thì bạn còn cần lắp đặt hệ thống đèn cho tủ bếp.
(Theo Houzz.com)
- 0 Bình luận